WordPress

Nên chọn bảng điều khiển cPanel hay Plesk cho mã nguồn WordPress

Hiện nay có rất nhiều bảng điều khiển (control panel) hỗ trợ cho việc quản trị cloud hosting nói chung cũng như Hosting WordPress nói riêng. Trong số đó có cPanel và Plesk là bảng điều khiển thông dụng, phổ biến nhất hiện nay.
Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan cũng như đưa ra được lựa chọn bảng điều khiển phù hợp nhất cho nhu cầu sử dụng. Cùng khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

1.So sánh cPanel và Plesk:

Để so sánh 2 bảng điều khiển này, chúng ta có thể xét đến một số tiêu chí sau: Giao diện, các tính năng và công cụ, bảo mật, sao lưu và WordPress

Giao diện: Plesk cho bạn một giao diện hiện đại, trực quan. Xây dựng và quản lý nhiều trang web từ một trang tổng quan, gộp các tính năng giống nhau thành một mục và cho bạn lựa chọn tạo các nhóm tính năng theo ý muốn. Bạn cũng có thể chạy các bản cập nhật, theo dõi hiệu suất và tích hợp các khách hàng tiềm năng mới từ cùng một nơi.

Cũng không kém phần hiện đại, dễ dùng so với Plesk, cPanel cung cấp giao diện thân thiện cho người dùng, hỗ trợ nhiều mẫu giao diện quản trị khác nhau, thỏa thích lựa chọn.

Công cụ hỗ trợ WordPress: Cả cPanel và Plesk đều cung cấp bộ công cụ quản lý dành riêng cho mã nguồn WordPresss (WordPress Toolkit). Hỗ trợ giúp bạn tiết kiệm hàng giờ với một công cụ duy nhất. Bao gồm các tính năng: cài đặt, quản lý, kiểm tra lỗ hỏng mã nguồn bởi AI, nhân bản, môi trường dàn dựng, các tính năng sao lưu và khôi phục, cập nhật và bảo mật tất cả các trang web WordPress.

Bảo mật: Cả cPanel và Plesk đều ưu tiên tính bảo mật. Với cPanel, bạn có thể cài đặt chứng chỉ SSL, bảo vệ các thư mục bằng mật khẩu và tránh được cuộc tấn công brute force. Được tích hợp vào bảng điều khiển và được nâng cao thông qua các đối tác bảo mật hàng đầu trong ngành. Phải kể đến các công cụ như DigiCert SSL, CloudLinux, Cloudflare, PHP, NGINX, LiteSpeed, Let’s Encrypt, Git, Imunify 360.

Sao lưu:

2. Vậy nên chọn CPanel hay Plesk?

Điều này phụ thuộc nhiều vài nhu cầu của bạn, cả hai đều có thể cung cấp gần như đầy đủ tất cả những gì bạn cần cho dự án của mình.

  1. Quy mô của dự án: Nếu số lượng Web Hosting trên server của bạn lớn từ 100 – 250, thì Plesk có chi phí license rẻ hơn so với Cpanel. Tất nhiên cả hai đều có những gói license cho 10, 30 Web Hosting nhưng nhìn chung giá của Cpanel đều cao hơn.
  2. Loại máy chủ: Plesk là sự lựa chọn tốt nếu bạn muốn một bảng điều khiển chung cho nhiều máy chủ như Window, Linux. Còn nếu dự án của bạn chỉ chạy trên máy chủ Linux, hãy chọn Cpanel.
  3. Người mới bắt đầu: Nếu bạn là người mới, hãy chọn Plesk vì nó đơn giản để tiếp cận, còn Cpanel sẽ phù hợp với những người đã có kinh nghiệm.

3.Tôi sử dụng mã nguồn WordPress thì nên chọn CPanel hay Plesk?

WordPress là bộ mã nguồn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để xây dựng các trang web bán hàng, tin tức, giới thiệu,…

Nhìn bề ngoài, rất khó xác định cái nào sẽ tốt hơn với mã nguồn WordPress, nên để thấy rõ bạn cần phải xem xét ở những trường hợp cụ thể.

Cài đặt WordPress trên Cpanel và Plesk

Cả Cpanel và Plesk đều cung cấp các công cụ cài đặt và quản lý mã nguồn WordPress nhanh chóng như WordPress Toolkit, Softaculus,…

Nên với tiêu chí này, cả CPanel và Plesk đều hỗ trợ tốt.

Khoanh vùng sự cố WordPress trên Cpanel và Plesk

Khi website của bạn bị lỗi, bạn cần phải khoanh vùng sự cố để thu hẹp phạm vi xử lý, ví dụ như lỗi do tên miền, hosting hay lỗi do cài đặt website.

Với Plesk

Chế độ Logs (Nhật ký hoạt động) của Plesk cho phép bạn xem các tác vụ được thi theo thời gian thực, các thông tin cơ bản như thời gian, địa chỉ ip kết nối, trạng thái xử lý, nguồn kết nối, định danh kết nối,… một cách tường minh và rõ ràng.

Plesk cũng cung cấp chế độ nén các tệp tin Logs để giảm dung lượng cho hệ thống của bạn.

Để giám sát mức sử dụng RAM, CPU, tính năng Monitoring sẽ giúp bạn theo dõi sát sao mức RAM, CPU đã sử dụng và theo thời gian thực.

Khi kết hợp cả hai thứ này, một người dùng mới cũng hoàn toàn có thể dễ dàng khoanh vùng được sự cố trên trang web của họ.

Với CPanel

Cpanel cũng cung cấp cả chế độ Logs, chế độ giám sát tài nguyên Resource Usage, tuy nhiên xét về sự trực quan và tiện dụng thì có phần kém hơn so với Plesk.

Chế độ Logs của Cpanel thường ít trực quan hơn, nó cũng hỗ trợ chế độ xem logs theo thời gian thực nhưng nó thường bạn chỉ xem được các tác vụ chậm hơn 1 vài phút so với thời gian thực.

Điều này không phải do Cpanel không hỗ trợ xem thời gian thực, mà do các bất cập khi cài đặt và vận hành trên Cpanel.

Tất nhiên với những người quản trị có kinh nghiệm, việc sử dụng các công cụ mà Cpanel hỗ trợ để khoanh vùng sự cố cũng không có mấy khó khăn

Tùy chỉnh bổ trợ cho mã nguồn WordPress

Cả Plesk và Cpanel đều cung cấp các tùy chỉnh cấu hình nâng cao về thông số PHP, các module như redis, memcache,… trên bảng điều khiển.

Đối với những quản trị viên muốn tùy chỉnh các cấu hình nâng cao trên tài khoản Web Hosting của khách hàng, CPanel là lựa chọn phù hợp.

Với Cpanel, việc bạn tăng các thông số của PHP Seting như Max Excution Time, Memory Limit,…trên Web Hosting thường sẽ không ảnh hưởng gì đáng kể đến hiệu xuất chung của máy chủ.

Còn với Plesk, trong một số trường hợp, các tùy chỉnh như vậy thường làm cho máy chủ bị ảnh hưởng tồi tệ.

Nên một số tính năng tùy chỉnh nâng cao thường sẽ bị các nhà cung cấp giới hạn trên các tài khoản Web Hosting Plesk của người dùng cuối, để đảm bảo máy chủ hoạt động ổn định.

4. Tổng kết

Hy vọng những chia sẻ, đánh giá bên trên sẽ giúp bạn có sự lựa chọn tuyệt vời cho mình!

Bài viết liên quan

Back to top button