Hôm nay mình sẽ hướng dẫn cho cách bạn các đổi mật khẩu Server của 2 hệ điều hành Windows và Linux.
Đây là 1 điều không lạ đối với các IT, tuy nhiên một số User khi truy cập server sẽ không biết cách: “Làm như nào để Tôi đổi mật khẩu Server của mình” . Chủ để này sẽ giúp các bạn bảo mật server của mình tốt hơn, vì vậy nên thực hiện thay đổi mật khẩu 2-3 tháng/lần
Đối với Windows Server
- Truy cập Remote Desktop Connection được tích hợp sẵn trên SW
- Ấn tổ hợp phím Windows + R sẽ hiển thị lên bảng Run —> lusrmgr.msc
3. Tiếp theo vào đường dẫn User — Administrator —> Chuột phải vào Administrator –> Set Password —> Proccess
Và với các bước trên, bạn đã thành công thực hiện đổi password của Windows Server. Chú ý nên đặt mật khẩu chứa nhiều ký tự đặc biệt để bảo mật hơn. Ví dụ: Xzy@654123!,L[4v_V^e=,….. Ngoài ra để bảo mật cho máy chủ, bạn không nên vào website, link lạ,…
Đối với Linux Server( hay gọi là VPS)
Để truy cập vào Linux Server có rất nhiều cách, bạn có thể dùng ứng dụng thứ 3 như putty, moba, hoặc có thể dùng terminal Command Promt trên Windows & với hệ điều hành ubuntu thì dùng terminal của hệ điều hành đó.
- Cú pháp truy cập ssh
ssh username@hostname
( nếu mặc định là port 22)
Với trường hợp dùng port khác:
ssh username@hostname -p [portnumber]
Sau khi đăng nhập xong thực hiện gõ trực tiếp trên terminal:
# passwd
nó sẽ hiện 1 dòng chữ new password, và chắc các bạn đang thắc mắc tại sao khi nhập mật khẩu lại không hiện dòng password mình đổi? Vì cơ chế của hệ điều hành linux bảo mật nên không hiển thị. Đây là kết quả khi đã nhập mật khẩu
- Bảo mật mật khẩu
Mật khẩu mạnh phải đảm bảo các yếu tố:
-Tối thiểu 8 ký tự, tối đa 16 ký tự.
-Bao gồm chữ in hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt
-Nên là duy nhất, không dùng chung với những tài khoản khác
-Không sử dụng dãy số dễ đoán như: 12345678, 116, 987654321,..
-Không sử dụng tên miền riêng
-Không nên mang ý nghĩa đi kèm như số điện thoại, ngày sinh, tên địa danh…
Hi vọng với những cách trên các bạn có thể truy cập để xử lý được các trường hợp này.
Cảm ơn mọi người đã đọc!
DỊCH VỤ CLOUD SERVER TỐC ĐỘ XỬ LÝ VƯỢT TRỘI